Say trà là gì? 5 cách giải say trà đơn giản, hiệu quả

say-tra-la-gi-cach-giai-say-tra

Trà – thức uống truyền thống được người Việt yêu thích bởi hương vị thơm ngon và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người đã từng gặp phải tình trạng “say trà” khó chịu sau khi thưởng thức loại đồ uống này. Vậy say trà là gì và có các cách nào để giải say trà đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng ngay tại nhà? Hãy cùng Diệu Thanh Tea tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Say trà là gì?

Say trà là hiện tượng cơ thể xuất hiện các phản ứng sinh lý không mong muốn sau khi uống trà, đặc biệt phổ biến ở những người mới bắt đầu hoặc những người có cơ địa nhạy cảm với caffeine. Chúng cũng có thể xuất hiện ở ngay cả những người có thâm niên thưởng trà.

Hiện tượng say trà không phải là hiếm thấy và đã được ghi chép trong các tài liệu cổ với tên gọi “trà tuý” nên bạn cũng thể hiểu tình trạng này có đôi nét giống với say rượu nhưng ở cấp độ nhẹ, không gây ra tình trạng mất kiểm soát hành vi và dễ giải say hơn nhiều.

say-tra-la-gi

2. Dấu hiệu chỉ ra bạn đang say trà là gì?

Hiểu đúng về say trà là gì rồi thì bước tiếp theo là bạn cần nhận biết sớm các triệu chứng say trà giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu phổ biến nhất của say trà là cảm giác buồn nôn, cồn cào, khó chịu ở vùng bụng – dạ dày sau khi uống trà, đặc biệt khi uống lúc đói.

Chóng mặt, váng đầu khiến bạn vô cùng mệt mỏi, uể oải là nhóm triệu chứng thứ hai hay gặp. Bạn có thể cảm thấy đầu như quay mòng mòng, đi lại không vững, kèm theo cảm giác đau nhức vùng thái dương hoặc toàn bộ đầu, cơ thể không còn sức lực trong khoảng thời gian bị say trà.

Đồng thời, nhiều người còn xuất hiện tình trạng như vã mồ hôi, tay chân lạnh bất thường, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, say trà có thể dẫn đến hạ đường huyết đột ngột dẫn đến ngất xỉu. Các triệu chứng say trà thường xuất hiện khoảng 30-60 phút sau khi uống trà đặc/uống quá nhiều và có thể kéo dài từ 3-4 giờ, thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

trieu-chung-say-tra-la-gi

3. Say trà phải làm sao? 5 cách giải say trà đơn giản, hiệu quả

Khi nhận thấy mình đang bị say trà, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Tuyệt đối không cố gắng làm việc, tập trung cao độ hoặc chạy xe, điều khiển máy móc trong lúc này vì dễ gặp nguy hiểm. Nếu sau khi thực hiện cả 5 cách giải say trà dưới đây rồi mà triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và hỗ trợ.

Tốc độ hồi phục sau khi bị say trà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, mức độ say và phương pháp xử lý nhưng hầu hết mọi người sẽ giảm đáng kể triệu chứng say trà sau 1-2 giờ áp dụng các biện pháp giải say và hoàn toàn biến mất sau 4-6 giờ.

3.1. Ăn đồ ngọt

Ăn đồ ngọt là cách giải say trà đơn giản và hiệu quả nhất. Khi bị say trà, cơ thể thường rơi vào tình trạng hạ đường huyết do caffeine làm tăng tiết insulin. Việc bổ sung đường nhanh chóng thông qua các thực phẩm ngọt giúp cân bằng lại lượng đường trong máu, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu bạn đang gặp phải.

cach-giai-say-tra-1

Các loại đồ ngọt phù hợp nhất để giải say trà bao gồm kẹo, chocolate đen, bánh quy hoặc mứt trái cây. Lượng đường cần thiết không quá nhiều, chỉ cần 1-2 miếng chocolate hoặc 2-3 cái kẹo/miếng bánh quy là đủ để cải thiện tình trạng. Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, hãy thay thế bằng cách ăn một lượng nhỏ trái cây như chuối hoặc táo để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.

3.2. Uống trà gừng mật ong

Trà gừng mật ong là phương pháp dân gian hữu hiệu giúp giải say trà. Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm buồn nôn và chóng mặt, trong khi đó mật ong giúp cân bằng đường huyết nên khi kết hợp, chúng sẽ là “liều thuốc” cực nhạy giải quyết tình trạng say trà.

cach-giai-say-tra-2

Để pha trà gừng mật ong giải say, bạn cần chuẩn bị: 3-4 lát gừng tươi, 1-2 thìa mật ong và 200ml nước ấm. Đun sôi gừng với nước trong khoảng 5-7 phút, sau đó cho ra cốc và thêm mật ong khi nước đã nguội bớt. Uống 1-2 cốc trà gừng mật ong cách nhau khoảng 30 phút với từng ngụm nhấp nhỏ để để đạt hiệu quả tối ưu.

3.3. Xoa bóp huyệt đạo

Xoa bóp huyệt đạo là biện pháp không dùng thuốc hiệu quả giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng say trà. Huyệt Thái Dương nằm ở hai bên thái dương, cách đuôi mắt khoảng 1-1,5cm. Khi bị say trà, bạn có thể dùng hai ngón tay cái xoa tròn nhẹ nhàng vào hai huyệt này theo chiều kim đồng hồ khoảng 2-3 phút để giảm đau đầu và chóng mặt.

cach-giai-say-tra-3

Huyệt Ấn Đường nằm giữa hai chân mày, là huyệt quan trọng giúp làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng. Dùng đầu ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt này khoảng 1-2 phút, kết hợp với thở sâu sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu. Ngoài ra, các huyệt như Nội Quan (ở cổ tay) và Túc Tam Lý (dưới đầu gối) cũng có tác dụng tốt trong việc giải say trà.

3.4. Uống thật nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc là cách giải say trà đơn giản nhất khi gian bếp hoặc tủ đồ ăn nhà bạn không còn nguyên liệu. Khi bị say trà, trong 1-2 giờ đầu cơ thể rất cần được bổ sung đủ nước (500-800ml) để đào thải caffeine và các hợp chất gây say khác qua đường tiểu. Cơ chế hoạt động của nước là làm loãng nồng độ caffeine trong máu và tăng cường chức năng thận để đào thải nhanh hơn.

Nên uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm, từng ngụm nhỏ và đều đặn thay vì uống một lượng lớn cùng lúc. Có thể thêm vài lát chanh hoặc một chút muối vào nước để bổ sung điện giải, giúp cơ thể hấp thu nước tốt hơn.

cach-giai-say-tra-4

3.5. Nghỉ ngơi hoàn toàn

Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình giải say trà. Nghỉ ngơi hoàn toàn ở đây tức là bạn không suy nghĩ căng thẳng, xem các chương trình giải trí bằng điện thoại, máy tính hay ti vi khiến mắt và não mỏi mệt. Hãy nằm nghiêng bên trái, có gối đầu trên giường trong ít nhất 30-60 phút,ở một không gian yên tĩnh, thoáng mát sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, hệ tim mạch và hệ thần kinh, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu.

cach-giai-say-tra-5

4. Tại sao bị say trà?

Say trà xảy ra chủ yếu do ba thành phần chính trong trà tác động đến cơ thể: Catechin, Theanine và Caffeine. Mỗi chất này đều có cơ chế tác động riêng và khi kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên phản ứng sinh lý mà chúng ta gọi là “say trà”.

  • Catechin: nhóm các chất chống oxy hóa mạnh có nhiều trong trà, đặc biệt là trà xanh. Mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng khi tiêu thụ với lượng lớn, catechin có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết acid dạ dày. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn và khó chịu ở vùng thượng vị khi bị say trà.
  • Theanine: một axit amin đặc trưng chỉ có trong trà, đặc biệt là trà tươi và trà xanh. Chất này có tác dụng giúp thư giãn và tạo cảm giác dễ chịu khi uống trà. Tuy nhiên ở liều cao, theanine có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra cảm giác lâng lâng, choáng váng.
  • Caffeine: chất kích thích trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch, là tác nhân chính gây ra hiện tượng say trà. Nó làm tăng nhịp tim, huyết áp và gây ra cảm giác hồi hộp, lo lắng, thậm chí là khó thở dẫn đến ngất xỉu.

tai-sao-bi-say-tra

5. Các lưu ý khi uống trà để luôn khỏe khoắn

Để tận hưởng lợi ích của trà đối với sức khỏe mà không bị say, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng khi thưởng thức trà như sau:

  • Tránh uống trà tươi mới hái: Trà tươi mới hái chứa nồng độ caffeine, alkaloids và các hợp chất sinh học hoạt tính cao hơn nhiều so với trà khô được chế biến, bảo quản và đóng gói trong túi như trà lá sen túi lọc, trà lá ổi giảm cân nhà Diệu Thanh.
  • Không uống trà khi đói: Khi dạ dày trống rỗng, các hợp chất trong trà như tanin và caffeine sẽ được hấp thu nhanh hơn vào máu, gây ra phản ứng say mạnh mẽ.
  • Không uống trà đặc nếu chưa quen: Trà đặc chứa nồng độ caffeine và các hợp chất hoạt tính cao, dễ gây hiện tượng say trà, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu uống trà. Tỷ lệ lý tưởng cho hầu hết mọi người là khoảng 2-3g lá trà cho 300ml nước, chính vì thế Diệu Thanh Tea đã lưu tâm chia nhỏ 20/40 túi trà nhỏ cho 1 hộp với định lượng mỗi túi 2-3g tùy từng loại.
  • Không uống trà quá 3 ly/ngày: Giới hạn lượng trà tiêu thụ hàng ngày là biện pháp quan trọng để phòng tránh say trà. Theo các chuyên gia, người trưởng thành khỏe mạnh không nên uống quá 3 ly trà mỗi ngày (khoảng 300-400mg caffeine), tương đương 6-9g lá trà khô. Với những người nhạy cảm với caffeine, giới hạn này có thể thấp hơn, chỉ 1-2 cốc mỗi ngày. Vượt quá giới hạn này có thể dẫn đến tích lũy caffeine trong cơ thể và gây ra hiện tượng say trà.
  • Đang ốm, suy nhược không nên uống trà: Trong thời gian ốm đau, cơ thể trong trạng thái suy nhược và khả năng chuyển hóa các chất như caffeine, catechin bị giảm sút. Uống trà trong giai đoạn này có thể làm tăng gánh nặng cho gan, thận và hệ tiêu hóa vốn đã phải làm việc nhiều để đào thải các chất độc do bệnh tật, đồng thời caffeine trong trà có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp – điều không tốt cho người đang ốm.
  • Người bệnh gan, viêm loét dạ dày tránh uống trà: Trà chứa nhiều caffeine – chất khiến gan người bệnh phải hoạt động quá mức để đào thải và chất này cũng khiến tăng nồng độ axit trong dạ dày.
  • Người có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp không nên uống trà: Trà làm tăng insulin, hạ huyết áp nên những người này cần cân nhắc, tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ trước khi muốn sử dụng trà như một thói quen hàng ngày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ nên uống trà nhạt, loãng hoặc các loại trà thảo mộc ít chứa caffeine nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến trẻ.

Trà là thức uống quý giá với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng chỉ khi được thưởng thức đúng cách. Cùng Diệu Thanh uống trà một cách thông thái để tận hưởng trọn vẹn hương vị mà không gặp phải tình trạng say trà. Nếu bạn hoặc người thân dễ bị say mỗi khi uống trà thì hãy lưu lại ngay 5 cách giải say trà và những lưu ý đã được liệt kê chi tiết trong bài viết để thuận tiện áp dụng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *