Trà thảo mộc là gì? 5 công dụng của trà thảo mộc

cong-dung-cua-tra-thao-moc

Trà thảo mộc từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của nhiều người nhờ hương vị thơm ngon và công dụng của trà thảo mộc đối với sức khỏe. Không chỉ giúp thư giãn tinh thần, trà thảo mộc còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, giúp dễ ngủ, giảm mỡ bụng, làm đẹp da,… Hãy cùng Diệu Thanh tìm hiểu chi tiết về loại đồ uống bổ dưỡng này trong bài viết dưới đây.

1. Trà thảo mộc là gì?

Trà thảo mộc (Herbal tea) là loại thức uống được chế biến từ các bộ phận khác nhau của thực vật như lá, hoa, rễ, vỏ cây, hạt hoặc trái cây khô. Khác với trà truyền thống được làm từ lá cây trà (Camellia sinensis) như trà xanh hay trà ô long, trà thảo mộc không chứa caffeine và thường được sử dụng vì đặc tính dược liệu của chúng.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-1

Thành phần trà thảo mộc rất đa dạng, phong phú với hàng trăm loại nguyên liệu khác nhau như hoa cúc, bạc hà, lá sen, gừng, lá ổi, cam thảo, hoa hồng,… Chúng thường chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, tinh dầu và các chất chống oxy hóa. Những hợp chất này là nền tảng cho nhiều công dụng của trà thảo mộc đối với sức khỏe con người.

2. 5 công dụng của trà thảo mộc được quan tâm nhiều nhất

2.1. Trà thảo mộc giúp dễ ngủ, an thần

Một trong những công dụng của trà thảo mộc được biết đến rộng rãi nhất là khả năng cải thiện giấc ngủ. Các loại thảo mộc như hoa cúc, oải hương, hoa sen chứa các hợp chất có tác dụng an thần tự nhiên, tác động đến hệ thần kinh trung ương giúp thư giãn hệ thần kinh và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ sâu, ngon hơn.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-giup-de-ngu

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng một số thành phần trong trà thảo mộc có thể tương tác với các thụ thể GABA trong não, tạo ra hiệu ứng an thần tương tự như các loại thuốc ngủ nhưng không gây nghiện hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt, trà hoa cúc chứa apigenin – một flavonoid có khả năng gắn kết với các thụ thể benzodiazepine trong não, giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Để tận dụng công dụng trên, nhiều người thường uống một tách trà thảo mộc ấm khoảng 30-60 phút trước khi đi ngủ. Điều này vừa thư giãn vừa có thời gian vừa đủ mà trà có thể kích thích cơ thể sản sinh melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ, giúp cơ thể dễ dàng chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

2.2. Trà thảo mộc trị cao huyết áp

Cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện ở ngay cả người mới trên 30 tuổi. Trà thảo mộc giúp giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tim, đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều hòa, ổn định huyết áp hiệu quả.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-tri-cao-huyet-ap

Trà lá ô liu, trà hibiscus được nghiên cứu rộng rãi với khả năng giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Loại trà này hoạt động bằng cách ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) – một cơ chế tương tự nhiều loại thuốc huyết áp phổ biến. Từ đó mở rộng mạch máu, giảm áp lực lên thành động mạch và tăng lưu thông máu, góp phần ổn định, giảm huyết áp một cách tự nhiên.

2.3. Trà thảo mộc giảm mỡ bụng

Trong cuộc chiến giảm cân và đánh bay mỡ thừa, công dụng của trà thảo mộc trong giảm mỡ bụng đã trở thành “người đồng hành” đắc lực của nhiều người. Một số loại trà thảo mộc với khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường đốt cháy mỡ, đặc biệt là ở vùng mỡ bụng khó giảm. Các loại thảo mộc như trà lá ổi giảm cân, trà rooibos (Hồng trà Nam Phi), trà gừng thường được sử dụng với mục đích này.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-giam-mo-bung

Các catechin và polyphenol trong trà thảo mộc có thể thúc đẩy quá trình nhiệt sinh hóa – quá trình đốt cháy calo tạo nhiệt và trà rooibos còn chứa flavonoid aspalathin có khả năng phân hủy, ức chế sự hình thành tế bào mỡ. Ngoài ra, một vài loại còn ức chế enzyme lipase, giảm hấp thu chất béo từ thực phẩm.

Trà thảo mộc cũng giúp kiểm soát cơn đói và cảm giác thèm ăn vì vị chát nhẹ kích thích sản sinh mật dịch ở dạ dày, nhờ đó giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà thảo mộc chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn.

2.4. Trà thảo mộc trị mụn, làm đẹp da

Làn da khỏe đẹp luôn là mục tiêu của nhiều người và trà thảo mộc đã chứng minh công dụng của trà thảo mộc trong việc cải thiện sức khỏe da từ bên trong. Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu, trà thảo mộc trị mụn, làm chậm quá trình lão hóa da hiệu quả.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-tri-mun

Polyphenol và flavonoid trong trà thảo mộc (có nhiều trong trà lá ổi, trà xanh) có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm sản xuất bã nhờn, kháng khuẩn và chống viêm, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Trà rooibos thì lại giàu kẽm và alpha hydroxy acid giúp cân bằng độ pH của da, kích thích tái tạo tế bào và làm dịu các vùng da bị viêm, kích ứng.

2.5. Trà thảo mộc chống viêm sưng

Các hợp chất chống viêm trong trà thảo mộc như curcumin trong nghệ và gingerol trong gừng, hoạt động bằng cách ức chế các enzyme gây viêm như cyclooxygenase (COX) và lipoxygenase, đồng thời giảm sản xuất các cytokine gây viêm. Quá trình này có thể giúp giảm đau và sưng ở những người mắc các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp hoặc bệnh viêm ruột.

Việc uống trà thảo mộc chống viêm sưng đều đặn không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm nhức hiện tại mà còn góp phần phòng ngừa các bệnh lý mạn tính liên quan đến viêm nhiễm trong tương lai. Đặc biệt, trong các trường hợp cảm lạnh hoặc cúm, trà thảo mộc không chỉ giúp giảm viêm họng mà còn có thể rút ngắn thời gian hồi phục.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-chong-viem-sung

3. Uống trà thảo mộc có tác dụng gì khác?

Ngoài 5 công dụng chính đã đề cập, trà thảo mộc còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trà thảo mộc giàu vitamin C và chất chống oxy hóa (trà lá ổi, trà gừng,…) giúp kích thích sản xuất bạch cầu, tăng cường khả năng đề kháng vốn có của cơ thể.
  • Cải thiện tiêu hóa: Nhiều loại trà thảo mộc như bạc hà, gừng, hoa cúc,… có khả năng kích thích tiết dịch tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu.
  • Giải độc gan: Trà lá ổi, trà atiso, trà hoa cúc,… kích thích hoạt động của gan và thận, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.
  • Cân bằng hormone: Một số loại trà thảo mộc như trà đương quy, trà hoa cúc có thể giúp điều hòa hormone, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh.
  • Hỗ trợ tim mạch: Trà hibiscus, trà sen và trà atiso có thể giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, cải thiện hệ tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát đường huyết: Trà quế, trà lá ổi,… mang đến khả năng ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ người bị tiểu đường, đặc biệt là với tiểu đường type 2.
  • Hỗ trợ hô hấp, dịu cơn đau: Trà húng quế, trà gừng và trà bạc hà có tác dụng làm thông mũi, giảm ho, dịu cơn đau đầu hay đau bụng kinh.

4. Gợi ý 3 loại trà thảo mộc cực tốt cho sức khỏe

4.1. Trà sen

Trà sen được làm từ hoa sen, nhị sen hoặc lá sen, là một loại trà thảo mộc quý giá của Việt Nam. Với hương thơm tinh tế, thanh tao và hậu vị ngọt nhẹ, trà sen không chỉ là thức uống thưởng thức cao cấp mà còn mang lại nhiều công dụng của trà thảo mộc cho sức khỏe.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-2

Trà sen chứa nhiều flavonoid và alkaloid có tác dụng an thần, giúp dễ vào giấc, ngủ sâu và ngon hơn. Đông y cũng chỉ ra trà sen có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch nhờ chứa nhiều kali có tác dụng giãn mạch cho máu lưu thông.

Đối với người gặp vấn đề về đường tiêu hóa, trà sen là lựa chọn lý tưởng nhờ khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm acid và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Pha một ấm trà sen túi lọc trong 3-5 phút để uống trước/sau ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thu dưỡng chất và đào thải độc tố trong thực phẩm hiệu quả.

4.2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc khô, là một trong những loại trà thảo giúp dễ ngủ vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy apigenin – một flavonoid có trong hoa cúc có tác dụng gắn kết với các thụ thể benzodiazepine trong não, tạo ra hiệu ứng an thần tự nhiên mà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc ngủ thông thường.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-3

Trà hoa cúc còn là “người bạn” của làn da nhờ chứa các chất chống oxy hóa mạnh như quercetin và kaempferol. Uống trà hoa cúc đều đặn giúp làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa mụn trứng cá, cải thiện tông màu da và làm dịu các vấn đề về da như chàm, viêm nhiễm da.

4.3. Trà lá ổi

Trà lá ổi được làm từ lá ổi non đang dần được nhiều người quan tâm vì có nhiều công dụng của trà thảo mộc đáng ngạc nhiên. Nghiên cứu cho thấy trà lá ổi có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2 nhờ chứa các hợp chất polyphenol, flavonoid và tannin. Các hợp chất này có tác dụng ức chế enzyme alpha-glucosidase và alpha-amylase, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường trong ruột, từ đó giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Trà lá ổi cũng nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ với hợp chất acid guaijaverin, acid psidiolic giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, sâu răng. Đặc biệt, trà lá ổi giảm cân đúng như cái tên còn có tác dụng hỗ trợ thon gọn, về dáng hiệu quả nhờ khả năng ức chế quá trình tạo mỡ (lipogenesis) và kích thích phân hủy mỡ (lipolysis). Ngoài ra, trà lá ổi cũng hỗ trợ giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL) và giảm triglyceride, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

cong-dung-cua-tra-thao-moc-4

5. Một số lưu ý để sử dụng trà thảo mộc hiệu quả, an toàn

Để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa công dụng của trà thảo mộc, bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Không lạm dụng: Mặc dù trà thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên nhưng để gây ra tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên giới hạn ở 2-3 tách mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng: Một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nên bà bầu và mẹ bỉm cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Chú ý tương tác thuốc: Một số thảo mộc có thể tương tác với thuốc nên người đang dùng thuốc không nên dùng trà thảo mộc tùy tiện khi không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Lựa chọn nơi bán thảo mộc đáng tin cậy: Nên mua trà thảo mộc từ các thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy tờ kiểm nghiệm như Diệu Thanh Tea để đảm bảo chất lượng và tránh nhiễm độc tố hoặc tạp chất.
  • Lưu ý dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các loại thảo mộc hương hoa. Nếu xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở sau khi uống thì lập tức ngừng sử dụng và đi khám.

Trà thảo mộc là một kho tàng quý giá từ thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với việc hiểu rõ về công dụng của trà thảo mộc và các lưu ý sử dụng đúng cách được Diệu Thanh chia sẻ, bạn có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà thiên nhiên ban tặng để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *